Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa công bố báo cáo mới nhất dựa trên dữ liệu hải quan, cho thấy trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả ước đạt gần 4,6 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất, nhập khẩu gần 2,5 tỷ USD rau quả từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm, tăng 25% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc với kim ngạch lần lượt 189 và 188 triệu USD, tăng 31% và 51%.
Đặc biệt, Thái Lan - trước đây đứng thứ 6 sau Nhật Bản và Đài Loan - đã vươn lên vị trí thứ tư với kim ngạch 7 tháng đạt 123 triệu USD (3.064 tỷ đồng), tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Thái Lan hiện là quốc gia tăng mua nông sản Việt mạnh nhất trong 7 tháng đầu năm.
Bà Ngô Tường Vy, CEO Chánh Thu, cho biết nửa đầu năm nay, Thái Lan tăng cường thu mua nhãn, vải và sầu riêng Việt Nam nhờ chất lượng vượt trội. Đặc biệt, Thái Lan đã tăng đơn đặt hàng sầu riêng đông lạnh, dẫn đến sản lượng xuất khẩu tăng đột biến.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, đồng tình và cho biết sầu riêng Việt Nam có quanh năm, trong khi Thái Lan chỉ có theo vụ. Năm nay, Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán do El Nino, khiến sản lượng sầu riêng giảm và trái cây không đạt kích cỡ. Vì vậy, Thái Lan đã tăng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, một số lô hàng được dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ngoài sầu riêng, các tập đoàn bán lẻ lớn của Thái Lan cũng nhập khẩu thanh long, nhãn và vải thiều từ Việt Nam để bán tại các hệ thống siêu thị của họ. Sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam của các công ty này đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, góp phần vào sự tăng trưởng đột biến trong kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Thái Lan.
Thương mại rau quả giữa Việt Nam và Thái Lan đã có sự chuyển dịch đáng kể. Năm 2014, Thái Lan là nguồn cung rau quả số một cho Việt Nam, vượt qua cả Trung Quốc, và duy trì vị thế này đến năm 2019 với giá trị 464,2 triệu USD. Tuy nhiên, đến năm 2023, Việt Nam chỉ nhập 46,5 triệu USD rau quả từ Thái Lan, giảm còn 1/10 so với năm 2019, đưa Thái Lan xuống vị trí thứ 9 trong số các nguồn cung cấp rau quả cho Việt Nam.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã chi 32 triệu USD để nhập rau quả từ Thái Lan, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái, với các loại như chà là, măng cụt, me, và lựu...
Hàn Quốc chi 4.100 tỷ đồng mua rau quả Việt nửa đầu năm
6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã chi hơn 164 triệu USD (4.100 tỷ đồng), để mua rau quả từ Việt Nam, tăng gần 55% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hải quan Việt Nam, Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai, chỉ sau Trung Quốc, trong việc nhập khẩu rau quả Việt, chiếm khoảng 5% tổng thị phần xuất khẩu rau quả.
Ba mặt hàng nông sản chính đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc gồm chuối, xoài và hạt mè. Trong đó, xuất khẩu chuối đạt 35,4 triệu USD, tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu xoài đạt 24 triệu USD, tăng 72%, và hạt mè đạt gần 30 triệu USD, tăng 62%.
Ngoài ra, các mặt hàng khác như thanh long, dưa hấu, nấm hương, sầu riêng và dứa cũng ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ từ 40% đến 217% so với cùng kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu hạnh nhân, một loại hạt của Việt Nam, đạt gần 2 triệu USD, tăng 244 lần.
Một đại diện doanh nghiệp xuất khẩu chuối tại Gia Lai cho rằng sản phẩm của họ ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Hàn Quốc và đang có mặt rộng rãi tại các chuỗi siêu thị lớn như Lotte Mart. Chuối được trồng ở vùng cao nguyên xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, nổi bật với vỏ dày và vị ngọt đậm.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nhận định quy mô nhập khẩu rau quả từ Hàn Quốc đang không ngừng tăng trưởng. Dự kiến, trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Việt Nam của Hàn Quốc sẽ đạt 190 triệu USD và có khả năng tiếp tục tăng mạnh vào dịp lễ tết cuối năm.
Riêng chuối, quy mô thị trường Hàn Quốc hơn 300 triệu USD mỗi năm. Do đó, trái cây này vẫn còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng và mở rộng thị phần tại nước này.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, ngoài chuối, các mặt hàng như dưa hấu, dứa, dâu, nho, xoài và mít cũng đang được người tiêu dùng nước này quan tâm. Để cạnh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan và Philippines, hàng Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và đóng gói phù hợp với yêu cầu của nước sở tại.
Theo VNEXPRESS
Để được tư vấn thêm về các dịch vụ, sản phẩm của FAVACO, quý khách có thể kiên hệ thêm tại đây hoặc liên hệ hotline: 0901.565.992 - 0936.991.981
Xem thêm:
Hoa quả xuất - nhập khẩu của FAVACO
Nông sản xuất nhập khẩu của FAVACO
Nông sản thành phầm xuất - nhập khẩu của FAVACO
Cây công nghiệp xuất - nhập khẩu